Nhan Vô Do

Nhan Vô Do
顏無繇
Thất thập nhị hiền
Tên chữLộ; Quý Lộ
Thông tin cá nhân
Sinh545 TCN
Mấtkhông rõ
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Nhan Hồi
Học vấn
Thầy giáo
Khổng Tử
Nghề nghiệpnhà triết học
Quốc tịchLỗ
Thời kỳXuân Thu
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Nhan Vô Do (tiếng Trung: 顏無繇; bính âm: Yan Wuyou; Wade–Giles: Yen Wu-yu; 545 TCN -  ?)[1], hay Nhan Do (tiếng Trung: 顏由; bính âm: Yan You)[2], tự Lộ (路)[1], hay Quý Lộ (季路)[2], thường gọi là Nhan Lộ (tiếng Trung: 顏路; Wade–Giles: Yen Lu)[3], người nước Lỗ thời Xuân thu, là một trong thất thập nhị hiền của Nho giáo.

Cuộc đời

Năm 529 TCN, Khổng Khâu dạy học ở Khuyết Lý[4]. Nhan Lộ nghe tin, đến cầu học[2][5], là một trong những đệ tử đầu tiên.[2] Năm 521 TCN, con trưởng của Nhan Lộ là Nhan Hồi ra đời.[1] Năm 490 TCN, Nhan Hồi đột ngột qua đời, Nhan Lộ không có tiền mua quách chôn con, xin Khổng Tử bán xe. Khổng Tử bèn nói ra cảm nhận của bản thân: Có tài, không có tài, cũng đều là con cả. Lý chết, có áo quan mà không có quách. Ta chẳng lẽ đi bộ mua quách, mà ta là đời sau của đại phu, không thể đi bộ vậy.[1][3]

Năm 72, thời Hán Minh Đế, Nhan Lộ được phối thờ trong Khổng miếu.

Gia đình

Nhan Vô Do lấy vợ người nước Tề, không rõ có thuộc công tộc Khương Tề hay không. Năm 1330, thời Nguyên Văn Tông, vợ của Nhan Vô Do được truy phong Kỷ quốc phu nhân.[6]

Nhan Vô Do có hai con trai: Con trưởng Nhan Hồi, mất sớm; con thứ Nhan Hâm (顏歆).[1]

Đánh giá

Trong Toàn Đường văn có chép lời tán của Chu Hàn: Hiển doãn quân tử, đức sung khánh diên. Thúc thế gia Lỗ, lậu hạng sinh Uyên. Đồng sư tương Thánh, câu vị năng hiền. Thiên tái chi hạ, thanh phong lẫm nhiên.[7]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d e Tư Mã Thiên, Sử ký, Trọng Ni đệ tử liệt truyện.
  2. ^ a b c d Vương Túc, Khổng Tử gia ngữ, quyển 9.
  3. ^ a b Luận ngữ, Tiên tiến thiên
  4. ^ Khuyết Lý (闕里), thôn Khuyết, thuộc ấp Trâu, quê nhà Khổng Tử, sau này dùng để chỉ Khổng miếu.
  5. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, Khổng Tử thế gia.
  6. ^ Tống Liêm, Nguyên sử, quyển 36, Văn Tông ngũ.
  7. ^ Chu Hàn, Nhan Vô Do tán.
  • x
  • t
  • s
Khổng Môn Thập triết
Đức hạnh
Ngôn ngữ
Chính sự
Văn học
Thất thập nhị hiền
Môn đệ khác
  • Tần Nhiễm (zh)
  • Tiêu Đan (zh)
  • Nhan Hà
  • Cầm Lao (zh)
  • Trần Cương (zh)
  • Huyện Đản (zh)
  • Lâm Phóng
  • Cừ Bá Ngọc (zh)
  • Mục Bì (zh)
  • Tả Khâu Minh
  • Trọng Tôn Hà Kỵ (zh)
  • Tử Phụ Hà (zh)
  • Bá Ngư (zh)