Trận Tà Lùng

Trận Tà Lùng là cuộc công kích đồn Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng do Việt Nam Quang phục Hội dưới sự chỉ đạo của Hoàng Trọng Mậu, Nguyễn Hải Thần & Phan Bội Châu với hoàng thân Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm hội chủ. Đây là một trong số những cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ 20 của người Việt chống lại chính quyền Bảo hộ.

Diễn biến

Vào đêm 12, rạng ngày 13 Tháng Ba, 1915 nghĩa quân do Đinh Hồng Việt chỉ huy kéo đánh ngôi đồn biên giới này hầu lập căn cứ trên đất Việt sửa soạn cho cuộc tổng khởi nghĩa. Xuất phát từ Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa 100 nghĩa binh khai hỏa đánh đồn. Sau hơn một giờ giao tranh mà không phá được, nghĩa quân phải rút lui về Trung Quốc khi trời dần sáng. Quân Pháp dưới sự chỉ huy của trung sĩ Kentainger lúc đó phản công cùng lúc quân tiếp viện đến cứu đồn. Để thanh trừng dân chúng trong vùng, hai ngôi làng Pia Quang và Po Tap bị phá vì tội chứa chấp nghĩa quân.

Đinh Hồng Việt và Hoàng Trọng Mậu sau trốn qua Xiêm hoạt động nhưng bị người Thái Lan bắt và giao lại cho Pháp trong số 29 nhà cách mạng đang nương náu ở đất Xiêm. Trên đường bị giải về nước, Địch Sơn nhảy xuống biển tự tử. Hoàng Trọng Mậu và Đinh Hồng Việt cùng ba đồng chí khác bị chém đầu.

Trận Tà Lùng không đem lại thành quả quân sự nhưng được cho là "tiếng súng cách mạng đầu tiên".[1]

Chú thích

  1. ^ Tế Xuyên. Gương Người Xưa. Glendale, CA: Đại Nam, ?. Trang 73-82.

Tham khảo

  • Tế Xuyên. Gương Người Xưa. Glendale, CA: Đại Nam, ?
  • Vũ Ngự Chiêu. Các vua cuối nhà Nguyễn, Tập 2. Houston, TX: Văn hóa, 2000.
  • x
  • t
  • s
Phong trào độc lập Việt Nam
Sự kiện
Đánh Đà Nẵng • Chiếm Gia Định • Thực dân hoá Nam Kỳ • Chiếm Bắc Kỳ • Trận Trà Kiệu • Phong trào Cần Vương • Bình định Bắc Kỳ • Khởi nghĩa Yên Thế • Hà Thành đầu độc • Thế chiến I • Trận Tà Lùng • Khởi nghĩa Thái Nguyên • Ám sát Bazin • Khởi nghĩa Yên Bái • Xô Viết Nghệ Tĩnh • Phong trào Dân chủ • Thế chiến II • Khởi nghĩa Nam Kỳ • Kháng Nhật cứu quốc • Cách mạng tháng Tám • Tuyên bố độc lập • Kháng chiến chống Pháp • Hiệp định Genève
Tổ chức
Lãnh đạo
khởi nghĩa
Nhà văn yêu nước
Nhà cách mạng
Vua nhà Nguyễn
Bộ máy cai trị Pháp
Người cộng tác
với Pháp
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến các trận chiến này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s