Pavel Valeryevich Durov

Pavel Durov
Durov năm 2013
SinhPavel Valeryevich Durov
1984 [1]
Leningrad, CHXHCN Sô viết Liên bang Nga, Liên Xô
Quốc tịchNga
Tư cách công dânNga, Kittitian,[2] Pháp[3]
Trường lớpĐại học Tổng hợp Sankt-Peterburg
Nghề nghiệpDoanh nhân
Năm hoạt động2006 đến nay
Nổi tiếng vìThành lập VK năm 2006
Founding Telegram Messenger in 2013
Con cái2
Cha mẹ
  • Valery Durov (cha)
  • Albina Durova (mẹ)
Người thânNikolai Durov (anh trai)
Giải thưởng8
Websitetelegram.me/durov

Pavel Valeryevich Durov (tiếng Nga: Павел Валерьевич Дуров) là một doanh nhân đang sống tại UAE, người được biết đến nhiều nhất với vai trò là người sáng lập trang mạng xã hội VK và sau này là Telegram Messenger[4] cùng với em trai là Nikolai Durov. Vài năm sau khi ông bị bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc VK vào năm 2014,[5] anh em nhà Durov đã đi khắp thế giới trong sự tự sống lưu vong[6] là công dân của Saint Kitts và Nevis.[7] Năm 2017, Pavel tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu với tư cách là đại diện của Phần Lan.[8][9] Theo Công báo Cộng hòa Pháp, Durov đã nhập tịch thành công dân Pháp vào ngày 25 tháng 8 năm 2021.[3] Tính đến ngày 14 tháng 3 năm 2022[cập nhật], tài sản ròng của anh là 15,1 tỷ đô la Mỹ.[1]

Tiểu sử

Pavel Durov sinh ngày 10 tháng 10 năm 1984[10] tại thành phố Leningrad, Liên Xô cũ, nhưng dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở Turin, Ý, nơi cha ông làm việc.[11]

Sau đó, ông theo học tại Đại học Tổng hợp Saint Petersburg, nơi cha ông từng làm việc.[12]

Gia đình

Ông nội của Pavel Durov là Semyon Petrovich Tulyakov đã chiến đấu trong Thế chiến II. Ông phục vụ trong Sư đoàn Bộ binh số 65 của Hồng quân Liên Xô, tham gia các trận chiến trên Mặt trận Leningrad tại Krasnoborsky và Gatchinsky, và bị thương ba lần, được trao tặng Huân chương Sao đỏ, Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2, và vào Ngày Chiến thắng lần thứ 40, Huân chương Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại hạng 1.[13]

Cha của Durov là Valery Semenovich Durov là Tiến sĩ Khoa học Ngôn ngữ và là tác giả của nhiều bài báo học thuật. Từ năm 1992, ông là Trưởng khoa Ngữ văn cổ điển của khoa Ngữ văn thuộc Đại học Tổng hợp Saint Petersburg. Vào tháng 3 năm 2022, Durov đã viết rằng, "Về phía mẹ tôi, tôi có dòng dõi gia đình từ Kyiv. Tên thời con gái của bà là tiếng Ukraina (Ivanenko), và cho đến ngày nay chúng tôi vẫn có nhiều họ hàng sống ở Ukraina."[14]

Sự nghiệp

VK

Trong những năm học đại học, Durov đã tạo ra diễn đàn spbgu.ru rất phổ biến. Năm 2006, anh gặp người bạn học cũ Vyacheslav Mirilashvili tại Saint Petersburg. Vyacheslav đã cho Durov xem Facebook ngày càng phổ biến, sau đó, hai người bạn quyết định tạo ra một mạng xã hội mới của Nga. Lev Binzumovich Leviev, một người bạn học người Israel của Vyacheslav Mirilashvili, đã trở thành người đồng sáng lập thứ ba. Durov trở thành giám đốc điều hành (CEO) và thu hút anh trai Nikolai, người đã nhiều lần giành chiến thắng trong các cuộc thi toán và lập trình quốc tế, để phát triển trang web.[15][16][17]

Durov đã ra mắt VKontakte để thử nghiệm beta vào tháng 9 năm 2006. Tháng sau, tên miền Vkontakte.ru đã được đăng ký.[18] Dự án mới được thành lập vào ngày 19 tháng 1 năm 2007 với tư cách là một công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn của Nga. Phần mềm nhanh chóng có lượng người dùng đạt 1 triệu vào tháng 7 năm 2007 và 10 triệu vào tháng 4 năm 2008. Vào tháng 12 năm 2008, VK đã vượt qua đối thủ là mạng xã hội Odnoklassniki để trở thành dịch vụ mạng xã hội phổ biến nhất của Nga.[19] Công ty sau đó đã tăng trưởng lên đến trị giá 3 tỷ đô la Mỹ.[20]

Rời khỏi VK

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2014, Durov đã nộp đơn từ chức lên ban quản trị VK; ban đầu việc này gây một số hiểu lầm về tính xác thực của đơn từ chức của ông.[21] Tuy nhiên, sau đó vào ngày 3 tháng 4 năm 2014, Durov đã xác nhận đó chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư.[22] Lời từ chức của ông được kết thúc bằng câu "Tạm biệt và cảm ơn vì tất cả những con cá", một câu trong tiểu thuyết ăn khách Hitchhikers Guide to the Galaxy và đây cũng là tựa đề của một cuốn sách trong bộ truyện này.[23] Một phát ngôn viên của công ty cho biết có một tuyên bố chính thức về việc ông từ chức, nhưng hóa ra đó chỉ là một liên kết đến một ảnh chế (meme) Rick rolling.[22]

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2014, Durov đã bị sa thải khỏi vị trí CEO của VK. Công ty cho biết họ đã hành động theo lá thư từ chức của ông một tháng trước đó mà ông đã không thu hồi.[24][25] Sau đó, Durov cho biết công ty đã bị các đồng minh của tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp quản.[25] Ông cho rằng việc mình bị phế truất là kết quả của việc ông từ chối giao nộp thông tin cá nhân của người dùng cho cơ quan thực thi pháp luật liên bang và việc ông từ chối giao nộp thông tin cá nhân của những người là thành viên của một nhóm VK dành riêng cho phong trào biểu tình Euromaidan. Sau đó, Durov rời khỏi Nga và tuyên bố rằng ông "không có kế hoạch quay trở lại"[25] và rằng "đất nước này hiện không phù hợp với hoạt động kinh doanh internet".

Telegram

Sau khi rời khỏi Nga, Durov đã lấy quốc tịch Saint Kitts và Nevis, một đảo quốc nằm trong Quần đảo Leeward, bằng cách quyên góp 250.000 đô la cho Quỹ đa dạng hóa ngành công nghiệp đường của quốc gia này và bảo đảm 300 triệu đô la tiền mặt trong các ngân hàng Thụy Sĩ. Điều này cho phép ông tập trung vào việc tạo ra công ty tiếp theo của mình, Telegram. Telegram tập trung mảng vào dịch vụ nhắn tin được mã hóa. Telegram đặt trụ sở chính tại Berlin và sau đó chuyển đến Dubai.[20][26]

Bắt giữ và truy tố năm 2024

Durov đã bị bắt vào ngày 24 tháng 8 năm 2024 tại Sân bay Le Bourget bởi các sĩ quan từ Văn phòng chống gian lận, trực thuộc cơ quan hải quan Pháp.[27] Ông đã bị bắt khi rời khỏi máy bay phản lực riêng của mình sau khi hạ cánh xuống Pháp từ Azerbaijan.[28] Việc bắt giữ Durov dựa trên lệnh bắt giữ do cảnh sát tư pháp Pháp ban hành như một phần của cuộc điều tra sơ bộ liên quan đến 12 hành vi vi phạm bị nghi ngờ liên quan đến tội phạm trên nền tảng Telegram.[29] Vào ngày 28 tháng 8, Durov đã bị đưa ra trước công tố viên tại tòa án, người đã chính thức hóa 6 cáo buộc liên quan đến việc từ chối liên lạc theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, đồng lõa với hoạt động tội phạm và từ chối cung cấp dịch vụ giải mã.[30]

Trong quá trình Durov bị bắt và bị truy tố, tờ WSJ đưa tin rằng anh đã trở thành mục tiêu nhắm tới của một hoạt động gián điệp vào năm 2017. Trong một hoạt động chung có tên mã là "Purple Music", các điệp viên Pháp và UAE đã hack iPhone của Durov. Anh đã bị nhắm mục tiêu vì các chính phủ lo ngại về việc các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bất đồng chính kiến ​​sử dụng ứng dụng Telegram. Ứng dụng này cũng thu hút những kẻ cực đoan Hồi giáo, những kẻ buôn bán ma túy và tội phạm mạng. Bất chấp vụ hack, Durov vẫn được cấp quốc tịch của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào năm 2021, khi đó UAE cũng đã đầu tư hơn 75 triệu đô la vào Telegram.[31]

Tham khảo

  1. ^ a b “Forbes Profile: Pavel Durov”. Forbes. 14 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Vkontakte Founder Pavel Durov Becomes Citizen of St. Kitts and Nevis”. The Moscow Times.,
  3. ^ a b “Décret du 23 août 2021 portant naturalisation, réintégration, mention d'enfants mineurs bénéficiant de l'effet collectif attaché à l'acquisition de la nationalité française par leurs parents, francisation de noms et de prénoms et libération de l'allégeance française (Accès protégé)”. www.legifrance.gouv.fr. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ “Why Telegram has become the hottest messaging app in the world”. The Verge. 25 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Durov, Out For Good From VK.com, Plans A Mobile Social Network Outside Russia”. TechCrunch. 22 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ Hakim, Danny (2 tháng 12 năm 2014). “Once Celebrated in Russia, the Programmer Pavel Durov Chooses Exile”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ Vivienne Walt (tháng 2 năm 2016). “With Telegram, A Reclusive Social Media Star Rises Again”. Fortune. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  8. ^ “ExoAtlet CEO Ekaterina Bereziy named Young Global Leader by World Economic Forum”. 16 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ “Young Global Leaders class of 2017”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ Cook, James (22 tháng 3 năm 2015). “The incredible life of Pavel Durov — 'Russia's Mark Zuckerberg' who is raising $2 billion for his messaging app”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ “Is Pavel Durov, Russia's Zuckerberg, a Kremlin Target?”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 7 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Schneid, Rebecca (25 tháng 8 năm 2024). “Meet Pavel Durov, the Russian Billionaire Telegram Founder”. TIME (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ “Электронный банк документов «Подвиг народа в Великой Отечественной войне 1941–1945”. podvignaroda.ru. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ Brewster, Thomas. “Telegram's Billionaire Founder Says He's Never Provided Ukrainians' Data To Russia”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Лошак, Андрей (16 tháng 10 năm 2019). “История рунета. Бизнес: ОК, ВК и все-все-все”. Радио Свобода (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ “Код Павла Дурова”. Forbes.ru (bằng tiếng Nga). 24 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ “Once Celebrated in Russia, Programmer Pavel Durov Chooses Exile”. The New York Times. 2 tháng 12 năm 2014.
  18. ^ Handbook of social media management: value chain and business models in changing media markets. New York: Springer. 2013. ISBN 978-3-642-28896-8.
  19. ^ “Vkontakte Remains more popular than Facebook in Russia”. Mynewsdesk (bằng tiếng Phần Lan). 9 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ a b Walt, Vivienne. “With Telegram, A Reclusive Social Media Star Rises Again”. Fortune (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  21. ^ Williams, Stuart. “No joke as 'Russian Facebook' founder resigns amid dispute (Update)”. phys.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ a b “Founder of Social Network VK Pavel Durov Says Resignation as CEO was April Fools' Prank | News | The Moscow Times”. web.archive.org. 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  23. ^ Lunden, Ingrid (1 tháng 4 năm 2014). “Pavel Durov Resigns As Head Of Russian Social Network VK.com, Ukraine Conflict Was The Tipping Point”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  24. ^ Lunden, Ingrid (22 tháng 4 năm 2014). “Durov, Out For Good From VK.com, Plans A Mobile Social Network Outside Russia”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  25. ^ a b c Times, The Moscow (22 tháng 4 năm 2014). “Vkontakte Founder Pavel Durov Learns He's Been Fired Through Media”. The Moscow Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  26. ^ “Паспорт как у Дурова: страны Карибского бассейна снизили цены на гражданство из-за пандемии”. Forbes.ru (bằng tiếng Nga). 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  27. ^ Harvey, Joseph Ataman, Robert Ilich, Michelle Velez, Lex (24 tháng 8 năm 2024). “Detention of Telegram founder sparks debate about free speech and criminal activity online | CNN Business”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  28. ^ “Telegram messaging app CEO Durov arrested in France”. Reuters. 29 tháng 8 năm 2024.
  29. ^ Badshah, Nadeem; Reuters (24 tháng 8 năm 2024). “Telegram app founder Pavel Durov reportedly arrested at French airport”. The Observer (bằng tiếng Anh). ISSN 0029-7712. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  30. ^ "Communiqué de presse: JUNALCO / Mise en examen du fondateur de TELEGRAM"(PDF). Tribunal de Paris. 29 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ “Telegram Founder Was Wooed and Targeted by Governments”. www.wsj.com. 1 tháng 9 năm 2024.