Megalaima

Megalaima
Megalaima haemacephala
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Piciformes
Họ (familia)Megalaimidae
Chi (genus)Megalaima
G.R. Gray, 1842
Loài điển hình
Megalaima virens
G.R. Gray, 1842
Các loài.
Xem bài.

Megalaima là một chi chim trong họ Megalaimidae.[1]

Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử cho thấy Psilopogon pyrolophus, loài duy nhất của chi Psilopogon lồng sâu trong phạm vi nhánh tiến hóa chứa chi Megalaima,[2] và vì thế chúng là không khác biệt. Do Psilopogon được Salomon Müller mô tả khoảng năm 1835-1836, vài năm trước khi George Robert Gray dựng lên chi Megalaima (khoảng 1841-1842) nên Psilopogon chiếm ưu thế trong việc dùng làm tên chi nghĩa rộng.[3][4] Vì thế, loài điển hình của chi Psilopogon cả theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều là Psilopogon pyrolophus, trong khi chi Megalaima nếu tách riêng có loài điển hình là Megalaima virens.

Các loài

Các loài trong bài này được coi là xếp trong chi Megalaima tách biệt với Psilopogon.

  • Megalaima annamensis - cu rốc trán vàng. Tách ra từ M. oorti.[4][5][6] Phân bố: Nam Lào, đông Campuchia, trung và nam Việt Nam.
  • Megalaima armillaris. Phân bố: Java và Bali.
  • Megalaima asiatica - cu rốc đầu đỏ. Phân bố: Từ đông bắc Pakistan qua Myanmar, nam Vân Nam tới trung Việt Nam.
  • Megalaima auricularis. Tách ra từ M. franklinii.[4] Phân bố: Đông nam Lào và nam Việt Nam.
  • Megalaima australis. Phân bố: Java và Bali.
  • Megalaima chersonesus. Tách ra từ M. asiatica.[4] Phân bố: Nam Thái Lan.
  • Megalaima chrysopogon. Phân bố: Bán đảo Mã Lai, Sumatra, Borneo.
  • Megalaima chrysopsis. Tách ra từ M. chrysopogon.[4]
  • Megalaima corvina. Phân bố: Tây Java.
  • Megalaima duvaucelii - cu rốc đầu đen. Tách ra từ M. australis.[4] Phân bố: Từ đông bắc Ấn Độ qua Đông Dương tới Borneo, Sumatra, Bangka, Nias, Batu
  • Megalaima eximia. Phân bố: Borneo.
  • Megalaima faber. Tách ra từ M. oorti.[4][5] Phân bố: Nam Trung Quốc, Hải Nam.
  • Megalaima faiostricta - thầy chùa đầu xám, cu rốc đầu xám. Phân bố: Đông Nam Á.
  • Megalaima flavifrons. Phân bố: Sri Lanka.
  • Megalaima franklinii - cu rốc đầu vàng. Phân bố: Từ tây trung Nepal tới bắc Việt Nam và bán đảo Mã Lai.
  • Megalaima haemacephala - cu rốc cổ đỏ. Phân bố: Rộng khắp từ đông bắc Pakistan tới Philippines, Indonesia.
  • Megalaima henricii. Phân bố: Malaysia bán đảo, Sumatra, Borneo.
  • Megalaima incognita - cu rốc tai đen. Phân bố: Đông Nam Á.
  • Megalaima javensis. Phân bố: Java.
  • Megalaima lagrandieri - thầy chùa đít đỏ. Phân bố: Lào, Việt Nam.
  • Megalaima lineata - thầy chùa bụng nâu, cu rốc bụng nâu. Phân bố: Từ tây bắc Ấn Độ tới nam Trung Quốc, Đông Dương, bán đảo Mã Lai.
  • Megalaima malabarica. Tách ra từ M. rubricapillus.[7] Phân bố: Tây nam Ấn Độ.
  • Megalaima monticola. Phân bố: Borneo.
  • Megalaima mystacophanos. Phân bố: Bán đảo Mã Lai, Sumatra, Borneo.
  • Megalaima nuchalis. Tách ra từ M. oorti.[4][5] Phân bố: Đài Loan.
  • Megalaima oorti. Phân bố: Thái Lan-Malaysia phần bán đảo, Sumatra.
  • Megalaima pulcherrima. Phân bố: Bắc Borneo.
  • Megalaima rafflesii. Phân bố: Bán đảo Mã Lai, Sumatra, Borneo.
  • Megalaima rubricapillus. Phân bố: Sri Lanka.
  • Megalaima virens - thầy chùa lớn, cu rốc lớn. Phân bố: Từ đông bắc Pakistan, tây bắc Ấn Độ tới đông nam Trung Quốc và Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào và bắc Việt Nam.
  • Megalaima viridis. Phân bố: Tây Ấn Độ.
  • Megalaima zeylanica. Phân bố: Ấn Độ, Sri Lanka.

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài chi Psilopogon nghĩa rộng dưới đây vẽ theo Den Tex Robert-Jan & Leonard Jennifer (2013):[4]

 
 
 

P. haemacephalus

 

P. rubricapillus

P. malabaricus

 
 

P. australis

P. duvaucelii

P. eximius

 
 
 

P. virens

P. lagrandieri

P. pyrolophus (loài điển hình)

 
 
 

P. mystacophanos

P. javensis

P. rafflesii

 
 
 

P. armillaris

P. henricii

P. pulcherrimus

 

P. faiostrictus

 
 

P. lineatus

 

P. zeylanicus

 

P. viridis

P. flavifrons

 
 

P. franklinii

P. auricularis

 
 
 

P. corvinus

 

P. chrysopogon

P. chrysopsis

P. monticola

 
 

P. nuchalis

P. faber

P. incognitus

 
 

P. asiaticus

P. annamensis

 

P. chersonesus

P. oorti

Mối quan hệ trong phạm vi chi Psilopogon nghĩa rộng.

Chú thích

  1. ^ Clements J. F., T. S. Schulenberg, M. J. Iliff, B. L. Sullivan, C. L. Wood & D. Roberson (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Moyle R. G. (2004), Phylogenetics of barbets (Aves: Piciformes) based on nuclear and mitochondrial DNA sequence data, Mol. Phylogenet. Evol. 30, 187-200.
  3. ^ Ericson, Per G. P. (ngày 1 tháng 5 năm 2012). “Evolution of terrestrial birds in three continents: biogeography and parallel radiations”. Journal of Biogeography (bằng tiếng Anh). 39 (5): 813–824. doi:10.1111/j.1365-2699.2011.02650.x. ISSN 1365-2699.
  4. ^ a b c d e f g h i Den Tex, Robert-Jan; Leonard, Jennifer A (2013). “A molecular phylogeny of Asian barbets: Speciation and extinction in the tropics”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 68 (1): 1–13. doi:10.1016/j.ympev.2013.03.004. PMID 23511217.
  5. ^ a b c Collar N. J. (2006). A taxonomic reappraisal of the Black-browed Barbet Megalaima oorti, Forktail 22: 170-173.
  6. ^ Julie Feinstein, Xiaojun Yang, Shou‐Hsien Li (2008). “Molecular systematics and historical biogeography of the Black‐browed Barbet species complex (Megalaima oorti)”. Ibis (bằng tiếng Anh). 150 (1): 40–49. doi:10.1111/j.1474-919X.2007.00732.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Rasmussen P. C. & J. C. Anderton (2005). Birds of South Asia: The Ripley Guide. Quyển 2. 688 trang. Smithsonian Institution, Washington D.C., Lynx Edicions. ISBN 9788496553859.

Tham khảo


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến bộ Gõ kiến này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s