Chùa Bồ Tát

Chùa Bảo Tháp
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa chỉthôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Khởi lậpcuối đời nhà Lý
Người sáng lậpLý Thầm
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Trụ trìThích Minh Trang
 Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Bảo Tháp tự là một ngôi chùa cổ tên thường gọi là chùa Bồ Tát, thuộc địa phận thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng từ cuối đời nhà Lý do vị hoàng thân nhà Lý là Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông, chú của Lý Chiêu Hoàng) đến lập am và tu.[1]

Đến năm 1328 thời nhà Trần, có vị cao tăng Hồ Bà Lam đến tu. Ông là hoàng thân nhà Hồ, khi tu ở chùa ngoài việc tụng kinh niệm Phật còn đi thu nhận những trẻ mồ côi, cô nhi, quả phụ về chùa nuôi dưỡng. Nhân dân đương thời ca ngợi, tôn Ngài là Bồ Tát sống.[1]

Người thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh Từ Hoàng Thái hậu Hồ Thuận Nương (Lê thị ?) (cô ruột của Hồ Quý Ly). Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông). Bà về đây để tránh nạn giặc Chiêm, từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê.[1]

Tại nơi đây còn giữ được nguyên bản 32 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) ngọc phả, bia đá năm Quang Thái thứ 3 thời Trần Thuận Tông, bia "Mộc Bản" khắc năm Bảo Thái thứ hai, chuông đồng đúc thời Gia Long, khánh đồng đúc thời Thiệu Trị...[1]

Năm 1990, chùa Bảo Tháp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e “Chùa Bảo Tháp nơi có ba người tu thành Phật”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2010.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến kiến trúc đền, chùa, tu viện Phật giáo tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Chùa tại các tỉnh
Chùa tại Hà Nội
Chùa tại TPHCM
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm