Địa

Địa (地) còn gọi là đại địa (大地) có nghĩa là đất. Được hiểu là phần nằm trên bề mặt của Trái Đất mà không bị nước bao phủ, thường được phân biệt với bầu trời (thiên không: 天空) và biển cả trong tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, trong các ngành khoa học thì đất có những khái niệm hay thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, chẳng hạn:

  • Đất liền, phân biệt với biển và đại dương, chỉ bề mặt đất.
  • Vùng, là các khu vực rộng được phân chia bởi các đặc tính vật lý, các đặc tính tác động của con người, và các tương tác con người và môi trường.
  • Đất (kinh tế học), được hiểu là các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm cả đất bề mặt và các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, vị trí địa lý của khu vực đất đai... mà con người có thể khai thác hay sử dụng vào các mục đích khác nhau.
  • Đất (xây dựng) được nghiên cứu về hình thể (địa hình) trong trắc địa công trình. Đất trong xây dựng là một đối tượng công tác trong thi công xây dựng, quy hoạch xây dựng (san, lấp, đào, đắp,...). Và đất xây dựng cũng như các loại đất khác, trong đó có đất thổ nhưỡng, được quản lý trong ngành địa chí.
  • Trong xây dựng, đất được coi là nền chịu lực của đa số các công trình xây dựng. Được nghiên cứu về tính chất vật lýcơ học trong các môn khoa học Địa kỹ thuật như: Địa chất công trình, Cơ học đất, Nền móng công trình.
  • Địa Cầu: hành tinh thứ ba trong Thái dương hệ.
  • Địa lý: một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Địa Cầu.
  • Địa chất học: là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất.

Ngoài ra, Địa còn có thể là:

Wiktionary
Tra Địa trong từ điển mở Wiktionary.
Biểu tượng định hướng
Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Địa.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.