Ô Chợ Dừa

Ngã sáu Ô Chợ Dừa ngày nay

Ô Chợ Dừa tên chữ là Thịnh Quang, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm về phía Tây của kinh thành Thăng Long.[1]

Vị trí

Ô Chợ Dừa nằm ở ngã sáu của các phố Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên, Xã Đàn và phố Ô chợ Dừa mới.[2]

Lịch sử

Ô Chợ Dừa là cửa vào thành quan trọng ở phía Tây Nam. Xưa kia, mỗi khi xuất quân đi đánh giặc, các quan tướng thừa lệnh thường nhận chiếu chỉ, lạy từ vua trước sân rồng rồi mới lên xe. Vua xuống bệ, đặt tay vào lưng xe, đẩy làm phép một cái gọi là “đẩy xe” để tỏ lòng tin cho quan quân yên tâm đi đánh giặc. Cờ mở, trống dong, quân sỹ xuất binh qua cửa này.

Trong “Thượng Kinh ký sự”, Hải Thượng Lãn Ông đã mô tả ô Chợ Dừa như sau: “Cùng đi theo cửa Vũ Quan, nhắm cửa thành mà vào.

Tôi thấy một cái thổ thành không cao lắm, kế bên có một dãy tường nhỏ, trên mặt tuờng ngựa đi được. Phía ngoài là hàng rào tre dày đặc, dưới hàng rào có hào sâu, trong hào thả chông, thật là mười phần kiên cố. Ba tầng vọng canh được thiết lập nơi đây, tầng nào cũng có quân lính đứng thành hàng hai bên, đao thương xán lạn, hào quang như tuyết. Lính giữ cửa thấy bọn tôi có mang binh khí, xét hỏi thật nghiêm ngặt, đến khi biết rõ đầu mối, lại nhận thấy dấu hiệu áo lính trấn đất Nghệ An, mới để cho đi…”. [3]

Bên ngoài cửa ô Chợ Dừa có đàn Xã Tắc, đây là nơi mà hàng năm vào mùa xuân, các vua Lý, Trần thường đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc.

Tên gọi

Ô Chợ Dừa nơi có chợ nhỏ họp dưới hàng dừa rợp bóng bát ngát, một phần đã giải thích cái tên gọi quen thuộc của cửa ô, lại hiện lên với vẻ sầm uất, nhộn nhịp của cảnh chợ.

Ô Chợ Dừa là tên nôm của ô Thịnh Quang (sau đổi là Thịnh Hào). Thời Lý, ô này có tên là Trường Quảng.

  • x
  • t
  • s

Ô Yên Phụ (Yên Hoa) · Ô Hàng Than (Yên Tĩnh) · Ô Thạch Khối · Ô Hàng Đậu (Phúc Lâm) · Ô Hàng Khoai (Nguyên Khiết) · Ô Quan Chưởng (Đông Hà) · Ô Trừng Thanh · Ô Mỹ Lộc · Ô Đông Yên · Ô Tràng Tiền (Tây Luông) · Ô Nhân Hòa · Ô Đống Mác (Thanh Lãng) · Ô Cầu Dền (Yên Ninh) · Ô Đồng Lầm (Kim Hoa) · Ô Chợ Dừa (Thịnh Quang) · Ô Cầu Giấy (Thanh Bảo) · Ô Quán Thánh (Thụy Chương)


Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Chú thích

  1. ^ “Cận cảnh 5 cửa ô lịch sử ở Hà Nội trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10”. Báo điện tử Tiền Phong. 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Trí, Dân (11 tháng 12 năm 2014). “Ô Chợ Dừa đậm dấu ấn văn hóa và thương mại”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Thân thương những cửa ô Hà Nội biến đổi qua thời gian”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 29 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.